Như đã biết, Copywriting là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo và có thể nói đây là một con đường nghệ thuật trong Marketing. Thế nhưng, vẫn còn nhiều bạn hiểu lầm về bộ môn nghệ thuật này. Copywriting chỉ để bán hàng, rất dễ và ai cũng có thể làm được,… và nhiều suy nghĩ khác. Cho nên, hãy cùng nhau định nghĩa lại một cách đúng nhất về trò của Copywriting trong Quảng cáo. Rồi bắt đầu thôi!
1. Cho rằng “Mục tiêu của Copywriting luôn chỉ để Bán hàng”.
Không còn như những năm 1980, chỉ cần một câu tiêu đề hay, kèm một lời kêu gọi hành động (Call To Action) “thật oách” đã đủ để làm thỏa mãn Copywriter. Hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ online đến offline. Lúc này, bạn phải làm sao để khách hàng chú ý, đặt lòng tin vào bạn mới là một định hướng đúng đắn.
Ngày nay, cách tốt nhất để bán được hàng trên các nền tảng online chính là “không bán nó”. Thế thì tại sao? Tất nhiên là vì sự trung thành của khách hàng, chính vì không bán sản phẩm nên khách hàng mới trung thành, thay vì họ chỉ mua một lần rồi rời đi.
Hãy thử tưởng tượng trên một con phố, ai ai cũng cầm một hộp bánh trên tay và đua nhau mời gọi: “Hãy mua của tôi, của tôi ngon, của tôi rẻ!” thế người tiêu dùng biết nên chọn ai để mua bây giờ? Nhưng ở góc độ khác, cũng trên chính con đường đó, trên tay bạn không cầm sản phẩm, bạn cũng không mời gọi, thay vào đó bạn sẽ giới thiệu những mẹo hay cho khách kiểm tra sản phẩm chất lượng. Thế là bạn đã dễ dàng gây sự chú ý đến khách hàng không?
Không chỉ thu hút sự chú ý, mà bạn còn dễ dàng nhận được lòng tin của khách hàng. Việc đơn giản sau đó là bán hàng với tệp khách hàng trung thành này thôi. Bởi vì một khi chinh phục được khách hàng thì rất khó để họ tìm đến một thương hiệu khác. Cho nên đừng lầm tưởng rằng mục tiêu của Copywriting luôn là Bán hàng.
2. Tin rằng Copywriting dễ làm, viết văn giỏi thì ai cũng làm được.
Nhiều người cho rằng, Copywriting dễ lắm, viết văn giỏi thì ai cũng làm được, nhưng thực tể không hẳn vậy. Khác với các tác phẩm văn học hoặc trong tiểu thuyết, những từ ngữ bay bổng, hoa mỹ thường xuyên xuất hiện. Copywriting thường chỉ tập trung vào tính dễ hiểu, không cầu kỳ, hoa mỹ.
Tất nhiên, không phải tập trung vào độ dễ hiểu thì đồng nghĩa với dễ viết. Để có một nội dung tốt, đòi hỏi Copywriter phải có sự sáng tạo, kết hợp với nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt biệt phải thật sự hiểu về đối tượng mục tiêu mình sắp viết.
Một trong những khó khăn lớn nhất của Copywriter là nhặt ra từ khóa phù hợp nhất để đưa vào bài viết. Mỗi câu, mỗi từ phải trải qua nhiều lần xem xét từ ngữ nghĩa đến ngữ cảnh, sao cho vừa đơn giản, dễ hiểu mà lại có thể lột tả được hết những thông điệp trong bài viết. Chưa hết, bài viết sẽ chưa được xem là hoàn thành nếu không trải qua nhiều giai đoạn gửi bản nháp để nhận góp ý của cả sếp và khách hàng. Vì thế, nếu vội vàng đưa ra nhận định rằng “Copywriting dễ lắm” thì không hẳn là vậy.
Bên cạnh đó, Copywriter cần phải hiểu doanh nghiệp, hiểu thị trường và hiểu cả khách hàng. Để có một bài viết quảng cáo hoàn chỉnh thì họ cần phải nghiên cứu rõ ràng sở thích, hành vi, nỗi đau, mong muốn của đối tượng mình sắp viết. Khi đó, họ mới có khả năng thật sự để tạo tiếng vang cho bài viết của mình.
3. Càng ngắn, càng gọn thì hiệu quả càng cao.
Nhiều bạn newbie cho rằng viết nội dung quảng cáo càng ngắn gọn thì càng tốt. Thật ra, không khó để thấy nhiều thương hiệu lớn họ làm thế mà vẫn thành công. Tuy nhiên, không hẳn thế, ở những trường hợp khác nhau, sẽ có độ dài nội dung khác nhau.
Ví dụ, đối với một thương hiệu lớn như Apple thì quá quen thuộc để người dùng trên toàn cầu biết đến, khi đó không cần một câu copywriting quá dài, họ chỉ cần tinh gọn, chặt chẽ, dễ nghe và dễ hiểu cũng đã đủ sức để khách hàng hiểu và chọn mua sản phẩm.
Thế nhưng nếu bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, chưa ai biết đến thì yêu cầu về bài viết quảng cáo phải nhiều hơn. Tất nhiên, lúc này bạn rất cần một bài viết giải thích đầy đủ thông tin, công dụng của doanh nghiệp và sản phẩm. Kèm theo đầy đủ những yếu tố cần thiết của một bài viết quảng cáo. Bởi vì, người dùng chưa thật sự hiểu về thương hiệu, lúc đó rất nhiều lo lắng, bận tâm về sản phẩm cũng sẽ xuất hiện theo. Vì thế, những dòng chữ tiếp thị dài hơn sẽ góp phần giải đáp thắc mắc của người dùng.
4. Copywriting là phải sáng tạo nên không cần công thức.
Sáng tạo, không đồng nghĩa với việc vứt công thức sang một bên. Đúng thật rất nhiều người master trong lĩnh vực này, họ viết thành thạo đến mức hét cũng ra nội dung hay. Nhưng bạn có biết để đạt đến trình độ này, họ phải mài giũa rất nhiều để viết theo công thức, lúc đó số lượng bài họ viết đã đạt đến mức độ suy nghĩ thôi cũng đã gắn liền với công thức rồi.
Ngoài ra, rất nhiều công thức được những bậc thầy trong lĩnh vực này truyền lại, đến nay vẫn phù hợp. Phổ biến nhất có thể kể đến như PAS (Problem – Agitate – Solution) do bậc thầy viết quảng cáo Dan Kennedy sáng tạo ra, hay AIDA (Attention – Interest – Desire – Action) đã tồn tại hơn 100 năm nhưng vẫn được các marketer áp dụng hiện tại.
Thế thì, không lý do gì để newbies skip đi một công cụ rèn luyện hiệu quả như thế. Hãy tận dụng công thức, bắt đầu viết, đến lúc có đủ khả năng “thét ra content” thì lúc đó hãy tự tin nghĩ đến việc không nhìn công thức để viết nội dung quảng cáo nhé!
Hy vọng rằng, chỉ vài dòng ngắn ngủi này, bài viết có thể giúp bạn hiểu kỹ hơn về nghề Copywriting này!
Tất nhiên nếu bạn còn băn khoăn về:
- Cách chạy quảng cáo Facebook
- Xây dựng chiến lược online marketing
- Viết bài quảng cáo bán hàng ra đơn
Hãy tham khảo ngay khoá học hay dịch vụ của LANA Digital tại đây.
Theo dõi LANA Digital trên Facebook để xem nhanh nhiều thông tin hữu ích nhé!