Việc lập kế hoạch Digital Marketing cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết trong thời đại công nghệ phát triển. Dù công ty bạn có thuộc ngành nghề nào, quy mô nhỏ hay lớn, lĩnh vực bán hàng hay dịch vụ. Thì đều cần phải lập một kế hoạch Digital Marketing cụ thể.
Nếu bạn đang chập chững tìm hiểu về Digital Marketing hoặc là Newbie của ngành này. Thì hãy nhận các thông tin hữu ích của LANA về các bước lập kế hoạch Digital Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Kế hoạch Digital Marketing là khuôn mẫu định hướng quá trình hoạt động từ cấp cao đến cấp thấp nhất trong doanh nghiệp. Kế hoạch càng cụ thể thì khả năng thành công càng cao.
Các bước lập kế hoạch Digital Marketing
1. Phân tích thực trạng của doanh nghiệp
Bước đầu tiên để lập kế hoạch Digital Marketing là phân tích tình hình hiện tại của công ty. Một mẫu kế hoạch Digital Marketing hiệu quả luôn bắt đầu bằng việc nghiên cứu.
Trong giai đoạn này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp là gì? Lợi điểm bán hàng độc nhất của công ty là gì?
- Doanh nghiệp đã làm gì cho online marketing? Đã thu được những kết quả gì? Mọi người đang nói gì về doanh nghiệp trên môi trường online?
- Trang web của doanh nghiệp trông như thế nào? Người dùng có tìm được những gì mình cần và dễ dàng tương tác không? Có những khía cạnh nào mà cần cải thiện không?
- Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Thương hiệu của doanh nghiệp so sánh như thế nào với họ và chúng ta có thể học được gì từ họ?
2. Xác định mục tiêu
Bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình ngay từ những giai đoạn đầu. Mục tiêu càng rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng. Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đo lường và phân tích hiệu quả của kế hoạch.
Một số mục tiêu trong kế hoạch Digital Marketing:
- Xây dựng độ nhận diện thương hiệu qua các kênh social media
- Thu thập dữ liệu khách hàng và khách hàng tiềm năng
- Xây dựng nhóm khách hàng thân thiết, trung thành
- Doanh thu, lợi nhuận mong muốn từ kế hoạch Digital Marketing
Ngoài ra, bạn nên đặt mục tiêu kèm theo những con số cụ thể mà mình cần đạt được. Từ đó, bạn có thể phân tích được những điểm cần hoàn thiện, công việc cần làm và những chỉ số cần quan tâm trong từng giai đoạn phát triển.
3. Vẽ ra chân dung khách hàng
Sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang làm sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng như thế nào hãy vẽ ra chi tiết. Một chân dung khách hàng cần bao gồm:
- Thông tin nhân khẩu học: bao gồm tuổi, giới tính, vị trí địa lý, mức thu nhập, học vấn và nghề nghiệp.
- Hành vi tiêu dùng: các giai đoạn từ quá trình tìm kiếm thông tin, phân vân đến quyết định mua/sử dụng, cùng với những thói quen tiêu dùng của khách hàng
- Sở thích và lối sống: bao gồm sở thích cá nhân, sở thích giải trí, lối sống và các hoạt động mà khách hàng yêu thích.
- Kênh truyền thông: xác định những kênh truyền thông (online, offline) mà khách hàng thường sử dụng và tin tưởng để tiếp cận thông tin, tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ.
- Người ảnh hưởng: Những nguồn tài nguyên và cảm hứng có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng.
- Mối quan hệ hiện tại của khách hàng với thương hiệu: Khách hàng đã tiếp xúc hay trải nghiệm với các sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa.
- Nguyện vọng và nhu cầu của họ về sản phẩm/dịch vụ
4. Thông điệp truyền thông
Để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả, bạn cần xây dựng cho mình những thông điệp truyền thông rõ ràng. Các thông điệp sẽ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu chính trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Các thông điệp cần truyền tải bao gồm:
- Thông điệp chính (Core Message)
Đây là thông điệp cốt lõi của chiến dịch. Bạn cần tập trung vào một ý chính, ngắn gọn, dễ hiểu và gợi được giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ. Những nội dung về ưu điểm, lợi ích mà khách hàng có khi dùng sản phẩm/dịch vụ nên được nhấn mạnh ở thông điệp này.
- Thông điệp định vị (Positioning Message)
Thông điệp định vị liên quan đến cách bạn muốn khách hàng nhìn nhận và nhớ đến thương hiệu của mình, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Bao gồm nội dung về giá trị, đặc điểm nổi bật và lợi ích cơ bản mà bạn muốn khách hàng nhận biết được mình giữa các thương hiệu khác.
- Thông điệp mở rộng (Expanded Message)
Thông điệp mở rộng chính là phần kết hợp và phát triển từ thông điệp chính và thông điệp định vị. Ở phần này, bạn cần khai thác nhiều hơn về đặc điểm, giá trị, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ. Có thể bao gồm các thông tin như tính năng, nguồn gốc, đánh giá từ khách hàng,… để giúp thương hiệu tạo sự tin tưởng và xây dựng lòng tin với khách hàng.
5. Lựa chọn công cụ Digital Marketing và các kênh phân phối
Với từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể áp dụng từng công cụ khác nhau để thực hiện một cách hiệu quả. Lựa chọn, phối hợp và sắp xếp mức độ ưu tiên các công cụ Digital Marketing phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. Có thể phát triển thông điệp đã có bằng hình ảnh, video,… trong từng kênh/công cụ Marketing dưới đây:
- SEO (Search Engine Optimization).
- Google Ads.
- Email Marketing.
- Facebook Marketing & Social Media.
- Mobile Marketing.
6. Thiết lập ngân sách thực hiện
Thiết lập ngân sách không chỉ giúp bạn xác định được số tiền mà mình dự định đầu tư vào các hoạt động quảng cáo, mà còn có thể dự trù được các khoản phí khi xảy ra rủi ro. Bạn có thể xác phân chia ngân sách cho từng hạng mục như:
- Chạy quảng cáo trực tuyến: Google Adwords, Facebook Ads, Display Ads,….
- Các công cụ phân tích dữ liệu
- Phát triển và tối ưu hóa trang web
- Nghiên cứu và phân tích thị trường
Dựa vào các mục tiêu, nguồn lực doanh nghiệp, các kênh/công cụ Marketing, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
7. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh
Một trong những ưu thế của Digital Marketing mà Marketing truyền thống khó có thể so sánh được là khả năng đo lường cực tốt, dựa trên những chỉ số thống kê cụ thể. Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá và điều chỉnh kế hoạch Digital Marketing trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi đo lường, hãy lưu ý những điều sau:
- Các chỉ tiêu cần theo dõi.
- Công cụ theo dõi.
- Quy trình điều chỉnh.
- Đo lường kết quả và tính toán hiệu quả.
Ngoài ra, trong kế hoạch Digital Marketing cũng nên xây dựng phương án dự phòng nhằm đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.
Hy vọng bạn đã nắm trong tay 7 bước cơ bản lập kế hoạch Digital Marketing. Hãy theo dõi các bài viết hữu ích tiếp theo của LANA nhé!
Nếu bạn còn băn khoăn về:
- Cách chạy quảng cáo Facebook
- Xây dựng chiếc lược online marketing
- Viết bài quảng cáo bán hàng ra đơn
Hãy tham khảo ngay khoá học của LANA Digital tại đây.
Theo dõi LANA Digital trên Facebook để xem nhanh nhiều thông tin hữu ích nhé!