Đa phần mọi người xem marketing là công việc làm quảng cáo. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những công việc mà một Marketer cần phải làm. Khi tìm hiểu về Marketing 4Ps bạn sẽ hiểu rõ hơn về những công việc mà một Marketer cần làm. Tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng LANA nhé!
Định nghĩa về Marketing 4Ps
Marketing 4Ps được biết đến lần đầu tiên dưới thuật ngữ Marketing Mix vào năm 1964. Lúc đó, Marketing Mix gồm rất nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch marketing, phân phối, giá, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, cá nhân hóa).
Cuối cùng, E. Jerome McCarthy đã giúp Marketing 4Ps xuất hiện với 4 yếu tố chính là: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (Xúc tiến).
1. Product – Sản phẩm
Chữ P thứ nhất nói về sản phẩm (Product). Trong mọi hoạt động kinh doanh, sản phẩm luôn là thứ đầu tiên và cốt lõi. Sản phẩm có thể là sản phẩm hữu hình (có thể chạm vào) hoặc sản phẩm vô hình (dịch vụ).
Nếu mọi thứ đều hoàn hảo nhưng sản phẩm của bạn không đảm bảo yêu cầu của khách hàng thì mọi nỗ lực đều là thất bại. Bởi khi sản phẩm không tốt khiến khách hàng không hài lòng thì việc tất cả khách hàng quay lưng là đều tất yếu.
Để thực hiện chiến lược này bạn cần trả lời được 2 câu hỏi:
- Khách hàng của bạn là ai?
Có 2 quan điểm đối lập nhau về cách thiết kế sản phẩm và khách hàng.
Thứ nhất, có bạn sẽ cho rằng mình nên thiết kế một sản phẩm với những gì tốt nhất. Sau đó, dựa trên đặc tính của sản phẩm mới chọn nhóm khách hàng.
Ngược lại là chọn nhóm khách hàng mà bạn mong muốn bán. Theo đó, bạn xác định nhu cầu, mong muốn của họ để tiến hành làm ra sản phẩm phù hợp nhất với nhóm khách hàng đó. Có thể thấy, quan điểm thứ 2 sẽ làm tăng độ hài lòng của khách hàng lên rất nhiều so với cách đầu tiên.
- Sản phẩm của bạn là gì?
Sau khi xác định khách hàng thì việc tạo ra một sản phẩm tốt nhất với họ sẽ là bước đi tiếp theo để tăng độ hài lòng của khách hàng.
Tuy vậy, bạn cần hiểu được sản phẩm, ngành hàng của mình. Bên cạnh đó xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân để biết lợi thế cạnh tranh của sản phẩm với đối thủ cùng ngành. Việc này sẽ giúp cho bạn đứng vững hơn trên con đường mình chọn.
Khâu sản xuất đánh giá để đưa đến người tiêu dùng
- Sản xuất hàng loạt
- Đặc tính của sản phẩm sau khi sản xuất (Hàng tiện dụng, hàng mua sắm, dịch vụ,…)
- Kiểm tra hàng trước khi đưa ra thị trường.
- Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm
2. Price – Giá cả
Trong suy nghĩ của khách hàng, giá cả luôn chiếm một phần không nhỏ trong quy trình quyết định mua hàng. Sản phẩm tốt không đồng nghĩa với sự ưu tiên mua của khách hàng. Vì vậy, thiết lập chữ P thứ 2 là giá cả (Price) như thế nào là hợp lý sẽ là bước quan trọng để khiến cho khách hàng ra quyết định mua hàng.
- Nếu giá quá thấp thì mặc định trong suy nghĩ khách là chất lượng sản phẩm không tốt.
- Nếu giá quá cao thì khả năng khách hàng không mua sản phẩm sẽ cao hơn.
- Thế nên, giá thành hợp lý nhất sẽ là tốt nhất.
Vậy như thế nào là hợp lý?
Có 3 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến mà cách doanh nghiệp thường làm:
- Chiến lược định giá theo chi phí: Dựa vào chi phí sản xuất để định giá. Công thức là Chi phí sản xuất/1 sản phẩm + Lợi nhuận mong muốn = giá của sản phẩm bán ra thị trường.
- Chiến lược định giá theo đối thủ cạnh tranh: Chiến lược này chỉ áp dụng khi chi phí sản xuất thấp hơn giá của đối thủ. Nếu cao hơn thì chiến lược này sẽ ăn dần tài chính doanh nghiệp đến khi kiệt sức và tuyên bố phá sản.
- Chiến lược hớt váng sữa: Khi ra mắt với những sản phẩm duy nhất trên thị trường hoặc sản phẩm có chu kỳ sống ngắn thì thường có xu hướng áp dụng chiến lược này. Chiến lược sẽ đẩy giá lên cao nhất có thể để tăng doanh thu và lợi nhuận ngay từ khi ra mắt và giảm dần theo từng giai đoạn.
3. Place – Phân phối
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xác định một chiến lược địa điểm hiệu quả là điều quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Chữ “P” thứ ba trong Marketing Mix là “Place” (phân phối) đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Bằng cách lựa chọn và quản lý một địa điểm phù hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tiềm năng bán hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Chữ P thứ 3 là phân phối (Place) quyết định nơi bạn bán và cách bạn phân phối sản phẩm. Trong chữ P này bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi:
- Sản phẩm này bạn sẽ bán trực tiếp cho khách hàng hay thông qua hình thức phân phối đến các đại lý, nhà bán lẻ để đến người tiêu dùng?
- Nếu bạn tự bán sản phẩm thì hình thức bán online hay offline?
- Địa điểm bạn đặt cửa hàng là ở đâu cho khách hàng tiện nhất trong lúc mua hàng?
Ngoài ra, khi xem xét bạn cần chú ý lựa chọn địa điểm, chuỗi cung ứng của bạn thiết lập ra sao, bán trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài.
Ví dụ:
- Một công ty thời trang nổi tiếng với chiến lược phân phối thông qua mạng lưới cửa hàng bán lẻ. Công ty này đã nghiên cứu các địa điểm mua sắm phù hợp như: trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm cao cấp hoặc khu vực thời trang phát triển. Bằng cách đặt cửa hàng ở những vị trí chiến lược, công ty đã thu hút được khách hàng mục tiêu. Đó chính là cách tận dụng chữ P thứ ba thu được lưu lượng mua sắm sẵn trong khu vực.
- Một case-study thể hiện rất tốt chữ P – Place là Vinamilk. Thiết kế một sản phẩm và giá thành phù hợp với khách hàng tiếp theo họ thực hiện chữ P thứ 3. Lúc này, họ tung ra hàng loạt kênh phân phối rộng khắp, từ của hàng tiện lợi, siêu thị đến các hệ thống phân phối trực tiếp đến các đại lí nhà hàng khách sạn.
4. Promotion – Chiến dịch xúc tiến
Chữ P cuối cùng trong Marketing 4Ps đó chính là xúc tiến (Promotion). Yếu tố này quyết định rất lớn đến doanh thu của một doanh nghiệp. Bởi vì muốn khách hàng mua sản phẩm của mình thì họ phải biết về sản phẩm. Biết ở đây có thể là nhận định tích cực, cảm thấy cần hay đơn giản muốn mua sản phẩm.
Promotion (Xúc tiến) bao gồm các hoạt động tạo ra thông điệp và giao tiếp với khách hàng. Điều này bao gồm quảng cáo, bán hàng cá nhân, PR, khuyến mãi, sự kiện và các hình thức khác. Mục tiêu của Promotion là tạo ra tầm nhìn tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng nhận diện và khuyến khích khách hàng tiếp cận.
Có rất nhiều cách để quảng bá sản phẩm như:
- Quảng cáo thông qua các kênh như: truyền hình, báo chí, internet,…
- Tiếp thị sản phẩm (giới thiệu sản phẩm đến tận nhà, tờ rơi,…)
- PR (họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…)
- Tổ chức bán hàng
- …
Bên cạnh đó bạn còn cần phải nghĩ đến các vấn đề như: bao bì sản phẩm, thông điệp, tính năng, lợi ích, hình ảnh, nhận diện thương hiệu,… . Khi đó, bạn có thể tự tin để nói cho khách hàng chi tiết sản phẩm và thông điệp của sản phẩm cho khách hàng.
Ví dụ:
Một chiến dịch quảng cáo trực tuyến của một công ty công nghệ. Công ty này sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như trang web, mạng xã hội, và email marketing để đưa thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Họ tạo ra các quảng cáo hấp dẫn và mô tả những lợi ích, giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện chiến dịch khuyến mãi như giảm giá, quà tặng hoặc chương trình giới thiệu để tăng cường sự hấp dẫn và khuyến khích khách hàng mua hàng.
Một số cách giúp doanh nghiệp làm Marketing 4Ps đơn giản hơn.
Bài viết này giúp bạn hiểu thêm về cách thức làm Marketing Mix. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Sau đây là một số cách giúp bạn có thể hiểu chi tiết hơn về quy trình làm đầy đủ 4 chữ P tốt nhất:
- Học các khóa học dạy về marketing chuyên nghiệp như LANA Digital.
- Thuê các đơn vị Agency có thể thực hiện.
- Thuê, đào tạo một đội nhóm của công ty có thể thực hiện các chiến dịch này.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn phần nào trong quá trình xây dựng doanh nghiệp hoặc trên con đường trở thành master trong ngành nghề của bạn!
Nếu bạn còn băn khoăn về:
- Cách chạy quảng cáo Facebook
- Xây dựng chiến lược online marketing
- Viết bài quảng cáo bán hàng ra đơn
Hãy tham khảo ngay khoá học của LANA Digital tại đây.
Theo dõi LANA Digital trên Facebook để xem nhanh nhiều thông tin hữu ích nhé!