Google Tag Manager là gì? Là một hệ thống quản lý thẻ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho nhiều nhà phân tích quảng cáo. Bài viết sẽ giải thích các bước để thiết lập một cách dễ dàng, sau khi đọc xong bạn có thể thực hiện được ngay.
1. Google Tag Manager là gì?
Về định nghĩa: Google Tag Manager là một hệ thống quản lý thẻ được cung cấp bởi Google với mục đích là quản lý các thẻ JavaScript và HTML được sử dụng để theo dõi và phân tích trên các trang web. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng đọc được những thông tin cần thiết để từ các thông tin đó có thể phân tích được những kết quả mục tiêu.
Về chức năng: GTM (Google Tag Manager) không chỉ dùng cho website mà còn có thể được sử dụng ở nhiều nền tảng khác nhau như Facebook Pixel, cài đặt Google Analytic hay cài đặt Adwords Conversion tracking.
Về lý do nên dùng: Có thể ví website của bạn là nguồn điện, nếu bạn nối trực tiếp nguồn điện với bóng đèn (Google Analytic,…) thì bạn 1 nguồn chỉ có thể kết nối với 1 bóng đèn. Thế trong trường hợp này, GTM đóng vai trò như một ổ cắm, lúc này vừa có thể kết nối được với Google Analytic, vừa có thể kết nối với Facebook Pixel, chạy remarketing,…
2. 8 Bước hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager
Dưới đây là 8 bước đơn giản được LANA cô đọng để có thể dễ hiểu nhất cho các bạn:
Bước 1: Truy cập trang web https://tagmanager.google.com/
Trước tiên, bạn hãy truy cập vào trang web của Google Tag Manager. Sau đó, hãy đăng nhập tài khoản google của bạn để tiến hành tạo tài khoản trên Google Tag Manager.
Bước 2: Tạo tài khoản
Ở bước này, bạn hãy nhập các thông tin như:
- Tên tài khoản: Có thể điền trang web để có thể dễ quản lý hơn
- Quốc gia: Việt Nam
- Tên vùng chứa: bạn hãy điền vào website bạn muốn quản lý
- Cuối cùng, chọn nền tảng mà bạn mong muốn quản lý.
Khi đã hoàn tất ấn “tạo” để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Gắn mã code của Google Tag Manager vào website
Để có thể kết nối Google Tag Manager với website chúng ta có thể dùng một mã để liên kết.
Ở một số nền tảng quản lý trang web yêu cầu bạn nhập mã GTM-xxx. Nhưng trên mỗi nền tảng khác nhau sẽ có cách nhập khác nhau. Tuy vậy, vẫn có cách đều có thể áp dụng ở các nền tảng là dùng những dòng code để nhập vào 2 vị trí:
- Sao chép và dán đoạn code Google Tag Manager đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>
- Sao chép và dán đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body>
Bước 4: Kiểm tra GTM đã hoạt động hay chưa?
Sau khi kích hoạt bằng code ở bước 3, bạn cần thực hiện một bước để check lại xem mã của bạn có thật sự hoạt động không.
Bằng cách nào? Bạn hãy cài đặt tiện ích mở rộng có tên là “Tag Assistant” để theo dõi.
Sau khi cài đặt thành công Tag Assistant, bạn hãy vào trang web bạn đã thiết lập, mở tiện ích “Tag Assistant”, ấn “Record” và tải lại trang web (hoặc F5).
Hãy kiểm tra lại xem bạn có mã GTM trên trang web của bạn thì bạn đã thành công thêm mã vào trang web.
Bước 5: Lấy mã ID chuyển đổi và Nhãn chuyển đổi
Sau khi kết nối GTM với trang web của bạn, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là kết nối Google Analytic hoặc các trình phân tích mà bạn làm việc. Ở bước này, chúng ta sẽ tìm ID và nhãn chuyển đổi để tiến hành kết nối.
Đầu tiên bạn phải vào tài khoản Google Ads của bạn để bắt đầu, tiếp theo sẽ ấn vào biểu tượng “công cụ và cài đặt”, ở cột “đo lường” bạn hãy ấn vào mục “lượt chuyển đổi”.
Cuối cùng, hãy làm theo hướng dẫn để có thể tiến hành lấy ID và nhãn chuyển đổi như bên dưới.
Bước 6: Quay lại Google Tag Manager tạo và thiết lập thẻ mới
Ở bước này, chúng ta sẽ tiến hành tạo và thiết lập thẻ, mục đích là để GTM biết mình mong muốn theo dõi gì ở phần này.
Đầu tiên, ấn vào mục “thẻ” phía bên trái màn hình và ấn “mới” để tiến hành tạo lập thẻ như hình phía bên dưới.
Sau đó, giao diện sẽ hiện ra 2 mục là “Cấu hình thẻ” và “Kích hoạt”. Để giải thích một cách dễ hiểu thì “cấu hình thẻ” sẽ giúp bạn chọn được nền tảng và hình thức theo dõi mà bạn mong muốn. Còn về “kích hoạt” là một công tắc hay là điều kiện để ghi nhận lượt chuyển đổi.
Ở bước này chúng ta chỉ cần quan tâm đến tạo và thiết lập thẻ ở phần cấu hình thẻ. Sau khi chọn các bước thiết lập chúng ta cần đặt tên cho thẻ để dễ phân biệt, nhập ID và nhãn chuyển đổi đã tìm được ở bước 5.
Bước 7: Tạo trình kích hoạt
Để tạo trình kích hoạt cho thẻ, bạn hãy ấn vào “kích hoạt” để tạo. Sau khi ấn, giao diện sẽ hiện như hình phía bên dưới. Bạn hãy chọn hình thức kích hoạt để khi điều kiện này xảy ra trên trang bạn sẽ được ghi nhận là một lượt chuyển đổi.
Tiếp theo hãy thiết lập điều kiện chuyển đổi từ những thứ như cửa sổ, click,… . Cuối cùng là ấn lưu để hoàn tất.
Bước 8: Gửi và chờ duyệt
Sau khi hoàn thành bạn nhớ ấn gửi để phân tích và chờ duyệt ghi nhận hành động chuyển đổi.
Hy vọng rằng, với chỉ vài dòng ngắn ngủi này,.bài viết có thể giúp bạn thành công thực hiện đo lường chuyển đổi thông qua Google Tag Manager!
Tất nhiên nếu bạn còn băn khoăn về:
- Cách chạy quảng cáo Facebook
- Xây dựng chiến lược online marketing
- Viết bài quảng cáo bán hàng ra đơn
Hãy tham khảo ngay khoá học hay dịch vụ của LANA Digital tại đây.
Theo dõi LANA Digital trên Facebook để xem nhanh nhiều thông tin hữu ích nhé!